Phân lô bán nền: Chuyện kể từ Mê Linh
Bộ Xây dựng mới đây đã chính thức có đề xuất về việc cấm phân lô bán nền tại các khu đô thị mới. VnEconomy mổ xẻ những bất cập của hình thức này từ câu chuyện của hàng loạt dự án khu đô thị mới tại huyện Mê Linh (Hà Nội).

Không khó tìm kiếm các thông tin rao bán
đất nền tại các dự án ở huyện Mê Linh.
Dự án “chạy nước rút”
Ngày 1/9/2008, Hà Tây chính thức sát nhập vào Hà Nội. Khi đó, nhiều ý kiến đã đặt ra nghi ngờ đối với một loạt dự án khu đô thị mới tại Hà Tây, những dự án được cấp phép vội vã ngay trước thời điểm chuyển giao.
Câu chuyện tương tự đã diễn ra tại huyện Mê Linh, khi đó còn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng thời điểm đó dường như Hà Tây được quan tâm hơn vì quy mô lớn hơn, số lượng dự án nhiều hơn. Còn các dự án ở Mê Linh lại ít được quan tâm hơn vì nhỏ lẻ và ít hơn về số lượng.
Mặc dù cho đến tháng 5/2008, Quốc hội mới có nghị quyết về việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, trong đó có việc sát nhập huyện Mê Linh, nhưng thông tin về việc này đã được công khai trước đó khá lâu.
Thậm chí, trong phiên họp ngày 22/3/2008, Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã họp phiên bất thường, bỏ phiếu tán thành chủ trương sáp nhập huyện Mê Linh của tỉnh này vào thủ đô. Một tuần sau đó, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cũng có phiên họp tán thành chủ trương này.
Tuy nhiên, trong khi việc sát nhập đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh quyết, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vẫn “kịp” hoàn tất thủ tục cho một loạt dự án đầu tư.
Chẳng hạn, trong vòng hai tuần, các lãnh đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp ký tới 5 quyết định liên quan đến dự án khu đô thị Minh Giang - Đầm Và, một công việc mà trong hoàn cảnh khác có thể coi là một điển hình về cải cách hành chính.
Các quyết định nói trên bao gồm Quyết định 2225/QĐ-UBND ngày 3/7/2008 về việc phê duyệt địa điểm lập dự án đầu tư, quyết định số 5528/QĐ-CT ngày 9/7/2008 về phê duyệt phương án bồi thường khi thu hồi đất, quyết định số 2355 ngày 11/7/2008 về việc giao đất cho Công ty TNHH Minh Giang, quyết định 2374/QĐ-UBND ngày 11/7/2008 về phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án và quyết định số 2511/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 về việc cho phép đầu tư dự án.
Cũng cần nhắc lại là theo nghị quyết của Quốc hội, việc sát nhập Mê Linh về Hà Nội được tiến hành chính thức vào ngày 01/08/2008, chỉ vài tuần sau khi hồ sơ pháp lý cho dự án này được hoàn tất.
Công ty TNHH Minh Giang không phải là trường hợp đặc biệt. Cùng thời điểm với công ty này, các doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Minh Đức, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và xây dựng Ba Đình, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế... cũng đã được phê duyệt các dự án khu đô thị mới tương tự.
Tính đến đầu năm 2011, theo thống kê của UBND thành phố Hà Nội, có đến gần 40 dự án khu đô thị mới các loại được cấp phép trên địa bàn huyện Mê Linh, mà phần lớn trong số này đã hoàn tất thủ tục pháp lý ngay trước thời điểm sát nhập.
Phân lô bán nền
Gần ba năm sau thời điểm Mê Linh về Hà Nội, phần lớn các dự án đô thị mới trên địa bàn huyện này vẫn dẫm chân tại chỗ.
Về lý thuyết, các dự án khu đô thị mới được phê duyệt đầu tư với mục tiêu tạo ra đô thị, bao gồm hạ tầng giao thông, nhà ở, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư lại không làm được điều đó, mà chỉ tập trung cho việc phân lô bán nền sau khi hoàn tất việc giải phóng mặt bằng, hoặc thậm chí chưa giải phóng mặt bằng.
Tại dự án khu đô thị Minh Giang - Đầm Và, để có được 14,3 ha đất triển khai dự án, chủ đầu tư chỉ phải bỏ ra một khoản tiền giải phóng mặt bằng là 20 tỷ đồng, tương đương với giá bán khoảng 1.000 m2 đất tại thời điểm hiện tại.
Minh Giang - Đầm Và được xem là dự án triển khai khá nghiêm túc khi đến nay đã cơ bản giải phóng mặt bằng, san nền và làm đường nội bộ. Tuy nhiên, đến bao giờ khu đô thị này mới có những cư dân đầu tiên thì ngay cả chủ đầu tư cũng không dám đảm bảo.
Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn đối với những dự án chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng. Giá đất trên thị trường tăng nhanh trong thời gian qua càng khiến cho công tác giải phóng mặt bằng trở nên “đóng băng”.
Mặt khác, giá đền bù đã lên tới trên dưới 100 triệu đồng/sào đất nông nghiệp cũng là lý do khiến cho các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc hoàn tất công việc nan giải này.
Cho đến thời điểm hiện tại, thông tin rao bán các dự án như Minh Đức, Ba Đình, AIC, Riverland, Cienco 5... đầy ắp trên các trang mạng về bất động sản.
Song theo tìm hiểu của VnEconomy, tất cả đều là rao bán đất nền vì trên thực tế, chủ đầu tư và các nhà đầu tư thứ cấp cũng không thể rao bán sản phẩm bất động sản nào khác, vì tất cả vẫn còn ở trên giấy.
Trong khi đó, ngay cả những người đã thực sự “đầu tư” vào các dự án này cũng không thể biết được là đến thời điểm nào thì họ có thể nhận được đất có đầy đủ hạ tầng, để có thể xây nhà ở.
Với việc Chính phủ đang xem xét việc cấm phân lô bán nền cũng như thị trường bất động sản đang vào giai đoạn trầm lắng, nguy cơ các dự án trên địa bàn Mê Linh trở thành dự án treo dài hạn là nhãn tiền.
Một bài toán khó đang được đặt ra cho UBND thành phố Hà Nội, cơ quan đang tiếp nhận quyền quản lý nhà nước đối với các dự án này. Ăn nói ra sao đối với những người dân mất đất cũng như xử lý thế nào đối với hàng loạt vụ khiếu kiện, tranh cãi pháp lý kéo dài liên quan đến các dự án này trong thời gian tới, sẽ là chuyện không vui vẻ và dễ dàng gì.
Theo Hoài Ngân (VnEconomy)
Các tin mới hơn:
- Triển khai cấp “sổ đỏ” cho các tổ chức tại Hà Nội
Triển khai cấp “sổ đỏ” cho các tổ chức tại Hà Nội Hà Nội thực hiện việc cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất các tổ chức trên địa bàn TPUBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn TP.Theo kế hoạch, thời điểm triển khai thực hiện bắt đầu từ ngày 1/6. Cụ thể: Tháng 6/2012 công khai tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ tháng 7 - 12/2012 triển khai đo bản đồ hiện trạng đối với thửa đất chưa có bản đồ, đo xong đến đâu tiến hành thẩm định, lấy thông tin quy hoạch, xác định chỉ giới đường quy hoạch (nếu có); từ tháng 8 - 12/2012 kê khai, lập hồ sơ đối với các thửa đất đã đo xong bản đồ, thẩm định hồ sơ trình UBND TP công nhận quyền sử dụng đất, lập trích lục bản đổ và cấp GCN. TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, dự trù kinh phí, lập dự toán chi tiết trình UBND TP phê duyệt. Đồng thời, bố trí đủ cán bộ chuyên môn trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện kê khai, lập hồ sơ. Theo L.NhiDĐDN
(11/06/2012) - Đầu tư BĐS: "Trâu chậm uống nước đục!”
Đầu tư BĐS: "Trâu chậm uống nước đục!” Xuất bản: Thứ ba, 5/6/2012, 10:38 [GMT+7]Theo Đại Đoàn Kết Ông Nguyễn Hữu Cường"Nếu ngồi chờ thời gian tới, có thể mua bất động sản giá rẻ hơn nhưng sẽ không còn những vị trí như mong muốn. Cơ hội "vàng”chỉ xuất hiện trong giai đoạn thị trường bị nhiễu loạn như hiện nay".Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội (HnREA) nói về cơ hội đầu tư bất động sản trong giai đoạn hiện nay.Ông đánh giá như thế nào về tình hình thị trường BĐS trong 5 tháng đầu năm 2012?Hiện nay, thị trường BĐS vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả từ chính sách thắt chặt tín dụng. Bởi thế, việc giao dịch mua bán và tốc độ đầu tư vào các dự án rất cầm chừng. Mặc dù Chính phủ đã có một số chính sách về nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ lãi suất, áp trần lãi suất cho vay... và gần đây nhất là hạ trần lãi suất huy động về 11%/năm, nhưng tác động đến các doanh nghiệp (DN) BĐS nói riêng và cộng đồng DN sản xuất hàng hóa tiêu dùng nói chung chưa có nhiều cải thiện. Đây chỉ được coi là những động thái động viên tinh thần, một liều thuốc hạ sốt, làm giảm sự gia tăng áp lực tài chính của cộng đồng DN đang khát vốn đã ngắc ngoải từ năm 2011 đến nay.Vậy những phân khúc thị trường nào đang thu hút sự quan tâm của khách hàng, thưa ông?Trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn, tính thanh khoản thấp, áp lực đối với các chủ đầu tư hiện nay là phải tạo lập các dòng sản phẩm có diện tích nhỏ, vừa, giá thành rẻ. Đây cũng là áp lực với cả các nhà quản lý chính sách và thị trường nhà ở trước nhu cầu ở thật của đại đa số cán bộ công nhân viên chức chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng ở chật chội. "Các chủ DN đều đang chấp nhận giảm lợi nhuận của mình thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khách hàng như khuyến mại giảm giá, giãn các đợt đóng tiền nhà, giảm lãi suất vay ưu đãi của ngân hàng....."Ông Nguyễn Hữu CườngTrên thực tế, tỷ lệ những người làm công ăn lương có tài chính tích lũy không nhiều, nhu cầu ở thật là rất lớn nhưng lượng cung cho phân khúc này đang rất ít. Ngược lại, các sản phẩm phân khúc chung cư cao cấp, nhà ở thương mại có diện tích lớn, giá thành cao vẫn tồn đọng nhiều đang trở thành gánh nặng cho các chủ đầu tư.Nhiều chuyên gia cho rằng, giá BĐS đã chạm đáy và đây đang là cơ hội tốt cho những người có nhu cầu nhà ở thực sự. Nhưng trên thực tế, nhiều người dân vẫn chưa đặt niềm tin vào thị trường và vẫn chờ đợi một đợt giảm giá tiếp theo?Trong lĩnh vực BĐS nhà ở hay đất đai, yếu tố vị trí là số một, hình thành nên giá trị của BĐS đó. Khi thị trường BĐS đang đóng băng như hiện nay, hầu hết chủ đầu tư đã bán hạ giá rất sâu để tăng tính thanh khoản, những người có nhu cầu ở thật nên quyết định mua ngay vì có thể lựa chọn ở những vị trí đẹp, "đắc địa”, hội tụ nhiều quyền năng của BĐS. Bởi, thời gian tới, có thể mua bất động sản giá rẻ hơn nhưng sẽ không còn những vị trí như mong muốn. "Trâu chậm uống nước đục!” Cơ hội "vàng”chỉ xuất hiện trong giai đoạn thị trường bị nhiễu loạn như hiện nay.Thời gian qua, có một số dự án giảm giá mạnh, như Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố phá giá 50% BĐS. Đây chỉ là chiêu kích cầu thị trường hay thực chất, trước nay các dự án BĐS đều đang có mức giá trên trời?Không hề có chuyện từ trước đến nay, giá BĐS quá cao để giờ bán lỗ tới 50% mà DN vẫn tồn tại. Không một dự án BĐS nào không phải liệt kê các khoản chi phí cụ thể như giá đất, vật tư, vật liệu, nhân công, máy móc… Khối tư nhân sẽ lấy theo đơn giá thị trường, khối DN nhà nước có bảng giá quy định của nhà nước ban hành hàng tháng. Như vậy, giá trị cấu thành nên một BĐS có thể định lượng, tính toán được. Riêng việc tuyên bố BĐS bán phá giá 50% phải xét theo hoàn cảnh phát ngôn. Theo một vài nguồn tin thì phát ngôn đó xuất hiện trong buổi họp kín của Hoàng Anh Gia Lai. Thông tin rò rỉ theo hình thức truyền miệng không chính thống. Do đó, nhiều người không tin đây là phát ngôn được trích dẫn từ báo cáo chính thức của người đứng đầu một DN lớn như vậy.Thực tế, các chủ DN đều đang chấp nhận giảm lợi nhuận của mình thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khách hàng như khuyến mại giảm giá, giãn các đợt đóng tiền nhà, giảm lãi suất vay ưu đãi của ngân hàng... Tựu chung lại, đều là bù thêm tiền cho khách hàng, để thu hút thanh khoản cho thị trường.Ngoài vấn đề về giá, thị trường BĐS còn nổi lên những tranh chấp giữa chủ đầu tư và người thuê nhà, cũng như giữa chủ đầu tư với nhau. Ông nhận định như thế nào về thực trạng này?Xung đột về lợi ích luôn tiềm ẩn trong giai đoạn việc kinh doanh có hiệu quả hay thua lỗ phá sản. Rất nhiều dự án đang dang dở do thiếu tài chính, chủ đầu tư đã huy động tiền của khách hàng nhưng sau đó không đủ vốn làm tiếp dẫn tới không có sản phẩm. Hoặc một số dự án đã hoàn thiện, khi đi vào sử dụng mới bộ
(11/06/2012) - Hai hướng triển khai tái cấu trúc thị trường BĐS
Những kiến nghị của doanh nghiệp (DN) liên quan đến việc thu hồi đất, tiền sử dụng đất, giá đất, sở hữu đất,... sẽ được bổ sung trong Luật Đất đai sửa đổi.Theo đó, gần như DN sẽ không đi thỏa thuận, đền bù với dân mà cơ quan nhà nước sẽ đảm trách nhiệm vụ này. Đồng thời, giá đất sẽ được ổn định lâu dài, không phải mỗi năm thay đổi một lần như hiện nay...Có thể nói thị trường BĐS lâm vào tình trạng như hiện nay không chỉ đơn thuần xuất phát từ chính sách mà chính bản thân ngành BĐS cũng có nhiều sai sót. Lâu nay, dự án miễn nằm trong quy hoạch là được cấp phép, dù quy hoạch tổng thể có giá trị từ 10 - 50 năm.Chẳng hạn, với quy hoạch thủ đô mới, có tầm nhìn đến năm 2050 nhưng cơ quan quản lý lại cấp phép cho toàn bộ dự án chỉ trong vòng 10 năm, vậy 40 năm sau sẽ làm gì? Chính vì vậy, bên cạnh kế hoạch lớn cần có kế hoạch làm từng năm để phù hợp với nhu cầu thị trường, nguồn lực DN và sự phát triển của hạ tầng.Một vấn đề không kém phần quan trọng là tài chính. Từ trước đến nay, DN trông vào vốn vay ngân hàng là chủ yếu nhưng phải luôn đối diện với lãi suất cao, chính sách nhiều thay đổi... Hiện, chúng ta đang chuẩn bị một số định chế tài chính để hỗ trợ việc này. Bộ Xây dựng đang dự tính thành lập Ngân hàng Xây dựng để tài trợ cho nhà đầu tư BĐS và vật liệu xây dựng.Trong tuần này, Bộ sẽ trình Chính phủ hai đề án: Quỹ Tiết kiệm hỗ trợ cho người nghèo mua nhà và Quỹ Tiết kiệm cho những người trung lưu tự gửi với nhau để mua nhà. Điều này góp phần tạo được cầu và công cụ thanh toán hỗ trợ người mua.Ngoài ra, Bộ cũng đã có dự thảo về Chương trình phối hợp hành động giữa Bộ và hai thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM) để đẩy mạnh việc xây dựng nhà ở, trong đó có hành lang pháp lý để phát triển nhà cho thuê.Cùng với những chính sách mang tính dài hạn, chúng ta cần giải pháp cấp bách để vực dậy thị trường BĐS. Tính đến thời điểm này, trong khi thị trường phía Bắc mới trầm lắng một năm, thì phía Nam đã phải chịu cảnh này 3 năm. Do đó, DN cần chủ động tham gia đóng góp giải pháp tháo gỡ, xây dựng cơ chế phát triển thị trường phù hợp.Bộ sẽ trình Chính phủ hai đề án: Quỹ Tiết kiệm hỗ trợ cho người nghèo mua nhà và Quỹ Tiết kiệm cho những người trung lưu tự gửi với nhau để mua nhà.Hiện nay, Bộ cũng chuẩn bị báo cáo Thủ tướng về thị trường BĐS và hệ lụy của nó đến ngành vật liệu xây dựng và các loại hàng hóa khác. Theo đó, đề xuất đưa BĐS vào Nghị quyết 13 (được hưởng những giải pháp tháo gỡ trong Nghị quyết này), đưa một số giao dịch BĐS vào diện được miễn - giảm VAT, hỗ trợ đối với các giao dịch mua BĐS lần đầu...Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian tới, thị trường BĐS sẽ đón nhận những tín hiệu vui từ chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của Chính phủ.Hiện nay, chúng ta còn 120.000 tỷ đồng/180.000 tỷ đồng trong kế hoạch phải chi. Số tiền này khi bơm ra thị trường (chủ yếu đầu tư vào hạ tầng) sẽ tạo nhiều hiệu ứng tốt. Cụ thể là kích ngành vật liệu xây dựng (đang tồn kho 3 triệu tấn xi măng, gạch tồn kho 2 tháng, thép 220.000 tấn...), DN sẽ đi vay tiền làm công trình (kích tăng trưởng tín dụng).Ngoài ra, trong kế hoạch giải ngân vốn năm nay vẫn còn 38.000 tỷ đồng huy động từ trái phiếu Chính phủ, vốn tạm ứng của năm 2013, cùng 17.000 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác... Như vậy, từ đây đến cuối năm, lượng tiền sẽ cho ra thị trường là 500.000 tỷ đồng (cộng thêm từ nguồn tăng trưởng tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng), không ít thì nhiều cũng kích thích các thị trường phát triển.
(11/06/2012) - Bất động sản: Giảm giá nữa cũng có nghĩa là tự sát
Bất động sản: Giảm giá nữa cũng có nghĩa là tự sát Tại hội thảo về chủ đề khơi thông thị trường bất động sản được tổ chức mới đây tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp cho biết, giảm giá để bán hàng là lối thoát khả thi nhất trong tình hình hiện nay.Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, khó có thể giảm giá thêm nữa khi giá đã chạm đáy, giảm giá nữa cũng có nghĩa là tự sát.Trong khi đó, thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, cho rằng doanh nghiệp nên tự cứu mình. “Cuộc khủng hoảng của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay do phát triển không có kế hoạch, thiếu kiểm soát dẫn đến mất cân đối nguồn lực tài chính, không sử dụng vốn đúng mục đích, thiếu nghiên cứu thị trường. Do vậy, bây giờ doanh nghiệp phải nỗ lực tự cứu mình bằng cách cơ cấu lại sản phẩm, xây dựng lại chiến lược giá thành phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân”, ông Nam nói.Ông Lê Hùng (tổng giám đốc công ty cổ phần xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh Gia Lai):Giảm giá là lối thoát tốt nhấtDoanh nghiệp không thể ngồi chờ vào những chính sách của Nhà nước. Việc xác định lại định hướng kinh doanh, cơ chế kinh doanh, giảm giá bán sản phẩm để có thể thu hồi vốn, giảm bớt áp lực từ tiền vay ngân hàng là giải pháp khả thi nhất của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng giảm giá bán sản phẩm được mà chỉ nhà đầu tư nào có thực lực, chuyên nghiệp thì mới có thể đưa giá bán thấp hơn. Trước đây khi thị trường sôi động thì nhà nhà, người người mua đất làm dự án, vì không có chuyên môn, không có trình độ nên tất tật phải thuê, khâu nào cũng thuê, dẫn đến giá nhà đất bị đẩy lên cao. Theo tôi, thị trường khó khăn như thế này cũng là cơ hội tốt để sàng lọc những nhà đầu tư có năng lực thực sự.Ông Trần Kim Chung (chủ tịch tập đoàn C.T Group):Giá bị đẩy cao nên phải giảmNếu dự án nào trước đây được bán ra đúng với giá trị thật hoặc chênh lệch một chút để kiếm lời thì bây giờ dù thị trường khó khăn, không bán được sản phẩm, dù lãi suất ngân hàng đè nặng, doanh nghiệp cũng khó có thể bán giá thấp so với tổng giá trị đầu tư. Vấn đề đặt ra là, nhiều dự án được tuyên bố giảm giá nhiều phần trăm nhưng giảm là giảm thế nào? Sẽ chẳng có doanh nghiệp nào dám bán khi sản phẩm đó lỗ nặng. Hầu hết các dự án giảm giá hiện tại là do trước đó giá đã bị đẩy lên cao. Ví như khoảng cách giữa quận 1 và quận 3 không bao nhiêu, chất lượng tương đương nhau nhưng có dự án ở quận 3 chỉ bán khoảng 90 triệu đồng/m2 trong khi cách đó “vài bước chân”, nhiều dự án đã bán giá gấp đôi.Ông Đoàn Chí Thành (giám đốc công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn):Ôm sẽ chết nhưng bán không ai muaHiện nay nhiều doanh nghiệp xoay xở đủ cách, dùng mọi phương thức bán hàng miễn là có tiền để trả lãi suất, để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Phương thức giảm giá bán căn hộ đến mức thấp nhất, có lời chút ít, hoà vốn, thậm chí lỗ trong phạm vi chịu đựng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, với tâm lý e dè và cắt giảm chi tiêu của khách hàng hiện nay thì dù có giảm giá đến mức không thể giảm được nữa, doanh nghiệp vẫn khó bán hàng. Bản thân tôi đang phân phối nhiều dự án chỉ có giá từ 12 – 13 triệu đồng/m2, với giá này, ở những vị trí như Tân Bình, Tân Phú, cộng với việc căn hộ này đang chuẩn bị bàn giao nhà, tức là doanh nghiệp phải tính kinh phí đầu tư từ nhiều năm trước… thì giá cũng gần như đã chạm đáy nhưng không phải dễ bán.
(11/06/2012) - Vành đai 5 Hà Nội sẽ "xuyên" qua thủ phủ nhiều tỉnh
Tin từ Bộ Giao thông - Vận tải, vành đai 4 của Hà Nội sẽ đi qua Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Vành đai 5 cũng đi qua các tỉnh này và thêm Hòa Bình, Hà Nam.
(02/08/2011)
Các tin đã đưa: