Thị trường đất nền: Đỏ mắt tìm người mua
Khác với thời kỳ sôi động những năm trước, thị trường đất nền tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... gần đây đang chứng kiến nhiều đợt xả hàng cắt lỗ, trước sức ép lãi vay và cạn vốn. Mặc dù giá xuống thê thảm nhưng có rất ít giao dịch thành công trên thị trường này.

Nhiều căn nhà liền kề đã xây xong phần thô từ nhiều
năm qua vẫn chưa có người ở (ảnh chụp tại một
dự án đất nền ở quận 9, TP.HCM) - Ảnh: H.Đăng
Nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán rẻ hơn so với giá mua từ 2-3 năm trước nhưng rao mãi cũng chẳng tìm được người mua...
Rớt giá không phanh
Đầu tháng 6-2011, đi tìm mua đất nền tại dự án Gia Hòa (quận 9, TP.HCM), một trong những dự án từng một thời là “hàng nóng” được giới kinh doanh địa ốc săn lùng, chúng tôi được anh Thanh - nhân viên môi giới nhà đất tại khu vực này - nhiệt tình giới thiệu từng lô đất. Theo lời anh Thanh, hiện giá đất nền tại dự án này chỉ dao động ở mức 15-16 triệu đồng/m2, giảm mạnh so với mức giá 18-22 triệu đồng/m2 vào cuối năm ngoái. Thậm chí, với một lô hàng bị “ngộp” do nhà đầu tư kẹt tiền, giá bán chỉ 14,5-14,7 triệu đồng/m2 đối với các lô biệt thự.
“Chỉ ở thời điểm này mới có giá khá mềm như vậy, chứ vài ba năm trước dù có tiền muốn mua một nền ở vị trí đẹp cũng khó tìm được người bán” - anh Thanh nói. Không chỉ dự án Gia Hòa, giá đất nền tại hàng loạt dự án nằm trong khu vực quận 9, một trong những khu vực từng một thời là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động “lướt sóng” như Trí Kiệt, Nam Long, Khang Điền, Phú Nhuận, Bắc Rạch Chiếc, Trường Thạnh, Thiên Lý..., đều giảm giá mạnh trong thời gian gần đây. Tương tự, các dự án tại khu vực quận 2 như Thạnh Mỹ Lợi, Huy Hoàng... đều giảm từ 1-2 triệu đồng/m2 so với thời điểm đầu năm.
Trong khi đó tại khu vực Bình Chánh, nhiều dự án giá giao dịch trên thị trường thứ cấp (mua đi bán lại) thậm chí còn thấp hơn giá chào bán của chủ đầu tư! Mặc dù rớt giá nhưng giao dịch ở hầu hết các dự án đều khá ảm đạm. Anh Vỹ, một nhà đầu tư bất động sản (BĐS), cho biết hơn một tháng nay dù liên tục đăng quảng cáo và ký gửi cho các sàn BĐS bán lại một nền đất tại dự án khu dân cư Khang An (quận 9) nhưng anh vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào của khách hàng, trừ những cuộc điện thoại từ các “chợ” địa ốc online.
Theo anh Vỹ, lô đất này (diện tích 6x24m) được anh mua lại cách nay hơn một năm với giá 12,7 triệu đồng/m2. Nay để cắt lỗ, anh Vỹ liên tục hạ giá xuống còn 11,5 triệu đồng/m2 nhưng cơ hội tìm được người mua ngày càng thấp. Tương tự, anh Bình mua hai nền đất tại dự án Phong Phú 4 (huyện Bình Chánh), diện tích mỗi lô 6x20m với giá gốc 12,8 triệu đồng/m2. Đầu tháng 5-2011, anh Bình ký gửi cho một sàn BĐS bán lại bằng giá gốc và sau đó kêu giá chuyển nhượng chỉ 11,5 triệu đồng/m2, thế nhưng chờ mãi chẳng thấy thông tin gì từ phía sàn BĐS cũng như phản hồi của khách hàng. “Một số nhà đầu tư khác mới đây còn rao bán lại với giá chỉ 10,8 triệu đồng/m2, giảm 2 triệu đồng/m2 so với giá gốc mà vẫn không tìm được người mua” - anh Bình than thở.

Dự án nhà ở Thành Hưng (Nhơn Trạch, Đồng Nai)
nhiều năm qua vẫn trống huơ trống hoác - Ảnh: Hà Mi
“Lâm nạn” vì lướt sóng
Nhiều nhà đầu tư BĐS thừa nhận trong thời điểm hiện nay, khi tín dụng BĐS đang bị siết chặt và lãi suất ngân hàng quá cao, việc dồn một khoản tiền lớn vào địa ốc không phải là lựa chọn tốt nhất của những người đang có tiền mặt. “Dù giá cả giảm mạnh nhưng sản phẩm BĐS lại có giá trị khá lớn, một lô đất ở những dự án đã hoàn chỉnh hạ tầng thấp nhất cũng từ 1,5-2 tỉ đồng, chưa kể tiền xây nhà theo yêu cầu của chủ đầu tư, nên không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để tham gia” - anh Hưng, một nhà đầu tư từng lăn lộn nhiều năm trên thị trường BĐS, nói.
Hơn nữa, cơ hội kiếm được lợi nhuận cao từ địa ốc ngày càng ít cũng là lý do khiến nhiều nhà đầu tư không còn mặn mà đối với việc đổ cả đống tiền vào các dự án đất nền. Anh Hưng cho biết đất nền tại hàng loạt dự án trên địa bàn TP.HCM đã đứng giá trong suốt ba năm nay, thậm chí nhiều người phải bán cắt lỗ với giá thấp hơn giá mua vào. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, ngoài yếu tố lãi suất cao và tín dụng BĐS đang bị “khóa van”, sự ảm đạm và rớt giá của thị trường đất nền trên địa bàn TP.HCM thời gian gần đây là hậu quả của hoạt động đầu cơ lướt sóng của nhiều nhà đầu tư.
“Trong khi khả năng tài chính chỉ có một nhưng không ít người lại đầu tư gấp 5-7 lần theo kiểu “giật gấu vá vai”, trong đó chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Khi thị trường BĐS khủng hoảng kéo dài nhiều năm, áp lực trả lãi vay và nợ gốc buộc nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận cắt lỗ” - ông Nguyễn Xuân Lộc, tổng giám đốc sàn BĐS Techcomreal, nói. Ông Lộc nêu ví dụ về một nhà đầu tư chỉ có chưa tới 800 triệu đồng nhưng đã đăng ký mua đến hai nền đất tại một dự án lên tới 4,6 tỉ đồng với kỳ vọng lướt sóng kiếm chênh lệch. Nhưng sau khi góp được 40%, trong đó hơn một nửa là vốn vay, nhà đầu tư này vẫn ôm sản phẩm hơn hai năm nay mà chưa bán được hàng.
Đồng Nai: rêu phong phủ kín Thị trường đất nền tại khu đô thị mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) một thời sôi động khiến nhiều người đổ xô, bỏ tiền mua đất, thế nhưng hiện nay nhiều dự án vẫn chỉ là những đám cỏ mọc um tùm. Trên con đường số 1 ở khu đô thị mới kéo dài khoảng 8km từ trung tâm huyện về khu dân cư Long Thọ - Phước An, chúng tôi chứng kiến hàng ngàn lô đất được cắm cọc, chia lô chạy dọc hai bên đường nằm án binh bất động. Nhiều điểm môi giới bất động sản đã đóng cửa hoặc các giao dịch đã lắng xuống. Ông Ba Bằng, một người môi giới nhà đất nhiều năm ở khu dân cư Long Thọ - Phước An, cho biết: “Cách đây hai năm một ngày có khoảng năm người đến hỏi mua đất nền thì nay phải một tháng mới có số người như vậy hỏi mua”. Ông Bằng nói thời điểm sốt đất trước đây, vị trí đẹp ở khu dân cư này khoảng 6 triệu đồng/m2 nhưng nay rao bán 3,8 triệu đồng/m2 cũng hiếm người mua. Dân mua đất nền để ở thật sự thì ít mà dân kinh doanh bất động sản mua đi bán lại thì nhiều, khi tài chính khó khăn, giá đất rơi xuống nên nhiều người đã méo mặt khi ôm đất không bán được, phải bỏ đó. “Lãi suất tiền gửi ngân hàng cao nên giờ dân mua bán không dại gì đổ vốn vào chuyện mua nền, mua nhà vào lúc này. Thậm chí lúc này có vị trí đất nền chỉ còn 2-2,2 triệu đồng/m2 nhưng cũng không có người mua” - ông Bằng tâm sự. Huyện Nhơn Trạch cho hay dự án khu dân cư Long Thọ - Phước An do Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư trên 200ha. Đây cũng là một trong những đơn vị đầu tiên đầu tư vào khu đô thị mới. Sau một thời gian, HUD đã chia trên 4.700 lô để làm nhà biệt thự, nhà vườn, nhà liên kế... Ông Nguyễn Hữu Thành, phó Phòng quản lý đô thị huyện Nhơn Trạch, nói: “HUD vào đây đầu tư trước khi Luật đất đai 2003 ra đời, được phép bán nền nhưng hiện nay người mua xây dựng ít và nhiều nơi bỏ hoang”. Theo ghi nhận, tại khu đô thị mới Nhơn Trạch có nhiều dự án dù được chủ đầu tư kéo cột điện, trồng cây xanh trên phần đất dự án nhưng đa số chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm với nhiều cột mốc chia lô. Thậm chí có những khu đất bỏ hoang đến mức người ta có thể thả cả đàn trâu vào gặm cỏ. Theo Phòng quản lý đô thị huyện Nhơn Trạch, đã có hơn 80 dự án nhà ở đầu tư vào khu đô thị mới. Hiện những dự án nhà ở, đất nền đã đầu tư nhưng có nơi còn thiếu trường học, chợ, bệnh viện nên những người mua có tâm lý e ngại chưa chịu ở và tình trạng đất nền, nhà thô bán qua bán lại vẫn còn “nằm ì” nhiều nơi. Vì vậy huyện đang rà soát tất cả các dự án, nếu dự án nào triển khai không hiệu quả huyện sẽ xử phạt và kiến nghị thu hồi. Hà Mi Bình Dương: đô thị thành đất hoang Chịu tác động chung của nền kinh tế, trong vài tháng qua thị trường bất động sản tại Bình Dương khá im ắng. Anh Nguyễn Văn Minh, giám đốc một công ty chuyên môi giới bất động sản, cho hay: “Công ty đang có trong tay hơn mười dự án với hàng trăm nền đất nhưng bán rất chậm. Trong hai tuần qua cũng có khách đến hỏi nhưng không có giao dịch nào thành công”. Trong khi đó anh Nguyễn Thành Tâm, chuyên môi giới nhà đất ngoài dự án ở khu Mỹ Phước, cho rằng: “Trong tháng qua hơn 50 khách hàng đã nhờ bán nền đất ở khu vực Mỹ Phước, rồi khu thành phố mới, khu giáp ranh thị xã Thủ Dầu Một... nhưng đến nay chúng tôi chưa bán được nền nào. Phải nói thật nền đất lớn, nền dự án có quy mô thì bán rất khó, có khách hỏi nhưng chẳng mấy ai trả giá. Song ở các nền nhà nhỏ lẻ, có giá thấp thì giao dịch lai rai. Những nền dạng này có mức giá khoảng 1 triệu đồng/m2 được nhiều người quan tâm, nhất là người thu nhập thấp và trung bình. Trung bình mỗi lô đất này dao động từ 150-200 triệu đồng”. Anh Tâm nói thêm: “Hiện hàng loạt nền đất đầu tư xong giờ bỏ không, không xây dựng mà cũng không sang nhượng được. Không ít công ty bất động sản rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Tuần qua tôi nói với khách hàng giảm giá thêm 10% nhưng vẫn không có giao dịch. Đi vào một số khu Mỹ Phước thì biết nhiều dự án dang dở, xây thô cũng không có người mua. Không ít nơi trở thành bãi đất hoang”. Anh Thoa |
Theo Hải Đăng (Tuổi trẻ online)
Các tin mới hơn:
- Triển khai cấp “sổ đỏ” cho các tổ chức tại Hà Nội
Triển khai cấp “sổ đỏ” cho các tổ chức tại Hà Nội Hà Nội thực hiện việc cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất các tổ chức trên địa bàn TPUBND TP Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn TP.Theo kế hoạch, thời điểm triển khai thực hiện bắt đầu từ ngày 1/6. Cụ thể: Tháng 6/2012 công khai tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ tháng 7 - 12/2012 triển khai đo bản đồ hiện trạng đối với thửa đất chưa có bản đồ, đo xong đến đâu tiến hành thẩm định, lấy thông tin quy hoạch, xác định chỉ giới đường quy hoạch (nếu có); từ tháng 8 - 12/2012 kê khai, lập hồ sơ đối với các thửa đất đã đo xong bản đồ, thẩm định hồ sơ trình UBND TP công nhận quyền sử dụng đất, lập trích lục bản đổ và cấp GCN. TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các ngành, dự trù kinh phí, lập dự toán chi tiết trình UBND TP phê duyệt. Đồng thời, bố trí đủ cán bộ chuyên môn trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện kê khai, lập hồ sơ. Theo L.NhiDĐDN
(11/06/2012) - Đầu tư BĐS: "Trâu chậm uống nước đục!”
Đầu tư BĐS: "Trâu chậm uống nước đục!” Xuất bản: Thứ ba, 5/6/2012, 10:38 [GMT+7]Theo Đại Đoàn Kết Ông Nguyễn Hữu Cường"Nếu ngồi chờ thời gian tới, có thể mua bất động sản giá rẻ hơn nhưng sẽ không còn những vị trí như mong muốn. Cơ hội "vàng”chỉ xuất hiện trong giai đoạn thị trường bị nhiễu loạn như hiện nay".Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội (HnREA) nói về cơ hội đầu tư bất động sản trong giai đoạn hiện nay.Ông đánh giá như thế nào về tình hình thị trường BĐS trong 5 tháng đầu năm 2012?Hiện nay, thị trường BĐS vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả từ chính sách thắt chặt tín dụng. Bởi thế, việc giao dịch mua bán và tốc độ đầu tư vào các dự án rất cầm chừng. Mặc dù Chính phủ đã có một số chính sách về nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ lãi suất, áp trần lãi suất cho vay... và gần đây nhất là hạ trần lãi suất huy động về 11%/năm, nhưng tác động đến các doanh nghiệp (DN) BĐS nói riêng và cộng đồng DN sản xuất hàng hóa tiêu dùng nói chung chưa có nhiều cải thiện. Đây chỉ được coi là những động thái động viên tinh thần, một liều thuốc hạ sốt, làm giảm sự gia tăng áp lực tài chính của cộng đồng DN đang khát vốn đã ngắc ngoải từ năm 2011 đến nay.Vậy những phân khúc thị trường nào đang thu hút sự quan tâm của khách hàng, thưa ông?Trong bối cảnh thị trường BĐS khó khăn, tính thanh khoản thấp, áp lực đối với các chủ đầu tư hiện nay là phải tạo lập các dòng sản phẩm có diện tích nhỏ, vừa, giá thành rẻ. Đây cũng là áp lực với cả các nhà quản lý chính sách và thị trường nhà ở trước nhu cầu ở thật của đại đa số cán bộ công nhân viên chức chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng ở chật chội. "Các chủ DN đều đang chấp nhận giảm lợi nhuận của mình thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khách hàng như khuyến mại giảm giá, giãn các đợt đóng tiền nhà, giảm lãi suất vay ưu đãi của ngân hàng....."Ông Nguyễn Hữu CườngTrên thực tế, tỷ lệ những người làm công ăn lương có tài chính tích lũy không nhiều, nhu cầu ở thật là rất lớn nhưng lượng cung cho phân khúc này đang rất ít. Ngược lại, các sản phẩm phân khúc chung cư cao cấp, nhà ở thương mại có diện tích lớn, giá thành cao vẫn tồn đọng nhiều đang trở thành gánh nặng cho các chủ đầu tư.Nhiều chuyên gia cho rằng, giá BĐS đã chạm đáy và đây đang là cơ hội tốt cho những người có nhu cầu nhà ở thực sự. Nhưng trên thực tế, nhiều người dân vẫn chưa đặt niềm tin vào thị trường và vẫn chờ đợi một đợt giảm giá tiếp theo?Trong lĩnh vực BĐS nhà ở hay đất đai, yếu tố vị trí là số một, hình thành nên giá trị của BĐS đó. Khi thị trường BĐS đang đóng băng như hiện nay, hầu hết chủ đầu tư đã bán hạ giá rất sâu để tăng tính thanh khoản, những người có nhu cầu ở thật nên quyết định mua ngay vì có thể lựa chọn ở những vị trí đẹp, "đắc địa”, hội tụ nhiều quyền năng của BĐS. Bởi, thời gian tới, có thể mua bất động sản giá rẻ hơn nhưng sẽ không còn những vị trí như mong muốn. "Trâu chậm uống nước đục!” Cơ hội "vàng”chỉ xuất hiện trong giai đoạn thị trường bị nhiễu loạn như hiện nay.Thời gian qua, có một số dự án giảm giá mạnh, như Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố phá giá 50% BĐS. Đây chỉ là chiêu kích cầu thị trường hay thực chất, trước nay các dự án BĐS đều đang có mức giá trên trời?Không hề có chuyện từ trước đến nay, giá BĐS quá cao để giờ bán lỗ tới 50% mà DN vẫn tồn tại. Không một dự án BĐS nào không phải liệt kê các khoản chi phí cụ thể như giá đất, vật tư, vật liệu, nhân công, máy móc… Khối tư nhân sẽ lấy theo đơn giá thị trường, khối DN nhà nước có bảng giá quy định của nhà nước ban hành hàng tháng. Như vậy, giá trị cấu thành nên một BĐS có thể định lượng, tính toán được. Riêng việc tuyên bố BĐS bán phá giá 50% phải xét theo hoàn cảnh phát ngôn. Theo một vài nguồn tin thì phát ngôn đó xuất hiện trong buổi họp kín của Hoàng Anh Gia Lai. Thông tin rò rỉ theo hình thức truyền miệng không chính thống. Do đó, nhiều người không tin đây là phát ngôn được trích dẫn từ báo cáo chính thức của người đứng đầu một DN lớn như vậy.Thực tế, các chủ DN đều đang chấp nhận giảm lợi nhuận của mình thông qua nhiều hình thức hỗ trợ khách hàng như khuyến mại giảm giá, giãn các đợt đóng tiền nhà, giảm lãi suất vay ưu đãi của ngân hàng... Tựu chung lại, đều là bù thêm tiền cho khách hàng, để thu hút thanh khoản cho thị trường.Ngoài vấn đề về giá, thị trường BĐS còn nổi lên những tranh chấp giữa chủ đầu tư và người thuê nhà, cũng như giữa chủ đầu tư với nhau. Ông nhận định như thế nào về thực trạng này?Xung đột về lợi ích luôn tiềm ẩn trong giai đoạn việc kinh doanh có hiệu quả hay thua lỗ phá sản. Rất nhiều dự án đang dang dở do thiếu tài chính, chủ đầu tư đã huy động tiền của khách hàng nhưng sau đó không đủ vốn làm tiếp dẫn tới không có sản phẩm. Hoặc một số dự án đã hoàn thiện, khi đi vào sử dụng mới bộ
(11/06/2012) - Hai hướng triển khai tái cấu trúc thị trường BĐS
Những kiến nghị của doanh nghiệp (DN) liên quan đến việc thu hồi đất, tiền sử dụng đất, giá đất, sở hữu đất,... sẽ được bổ sung trong Luật Đất đai sửa đổi.Theo đó, gần như DN sẽ không đi thỏa thuận, đền bù với dân mà cơ quan nhà nước sẽ đảm trách nhiệm vụ này. Đồng thời, giá đất sẽ được ổn định lâu dài, không phải mỗi năm thay đổi một lần như hiện nay...Có thể nói thị trường BĐS lâm vào tình trạng như hiện nay không chỉ đơn thuần xuất phát từ chính sách mà chính bản thân ngành BĐS cũng có nhiều sai sót. Lâu nay, dự án miễn nằm trong quy hoạch là được cấp phép, dù quy hoạch tổng thể có giá trị từ 10 - 50 năm.Chẳng hạn, với quy hoạch thủ đô mới, có tầm nhìn đến năm 2050 nhưng cơ quan quản lý lại cấp phép cho toàn bộ dự án chỉ trong vòng 10 năm, vậy 40 năm sau sẽ làm gì? Chính vì vậy, bên cạnh kế hoạch lớn cần có kế hoạch làm từng năm để phù hợp với nhu cầu thị trường, nguồn lực DN và sự phát triển của hạ tầng.Một vấn đề không kém phần quan trọng là tài chính. Từ trước đến nay, DN trông vào vốn vay ngân hàng là chủ yếu nhưng phải luôn đối diện với lãi suất cao, chính sách nhiều thay đổi... Hiện, chúng ta đang chuẩn bị một số định chế tài chính để hỗ trợ việc này. Bộ Xây dựng đang dự tính thành lập Ngân hàng Xây dựng để tài trợ cho nhà đầu tư BĐS và vật liệu xây dựng.Trong tuần này, Bộ sẽ trình Chính phủ hai đề án: Quỹ Tiết kiệm hỗ trợ cho người nghèo mua nhà và Quỹ Tiết kiệm cho những người trung lưu tự gửi với nhau để mua nhà. Điều này góp phần tạo được cầu và công cụ thanh toán hỗ trợ người mua.Ngoài ra, Bộ cũng đã có dự thảo về Chương trình phối hợp hành động giữa Bộ và hai thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM) để đẩy mạnh việc xây dựng nhà ở, trong đó có hành lang pháp lý để phát triển nhà cho thuê.Cùng với những chính sách mang tính dài hạn, chúng ta cần giải pháp cấp bách để vực dậy thị trường BĐS. Tính đến thời điểm này, trong khi thị trường phía Bắc mới trầm lắng một năm, thì phía Nam đã phải chịu cảnh này 3 năm. Do đó, DN cần chủ động tham gia đóng góp giải pháp tháo gỡ, xây dựng cơ chế phát triển thị trường phù hợp.Bộ sẽ trình Chính phủ hai đề án: Quỹ Tiết kiệm hỗ trợ cho người nghèo mua nhà và Quỹ Tiết kiệm cho những người trung lưu tự gửi với nhau để mua nhà.Hiện nay, Bộ cũng chuẩn bị báo cáo Thủ tướng về thị trường BĐS và hệ lụy của nó đến ngành vật liệu xây dựng và các loại hàng hóa khác. Theo đó, đề xuất đưa BĐS vào Nghị quyết 13 (được hưởng những giải pháp tháo gỡ trong Nghị quyết này), đưa một số giao dịch BĐS vào diện được miễn - giảm VAT, hỗ trợ đối với các giao dịch mua BĐS lần đầu...Cũng cần phải nói thêm là trong thời gian tới, thị trường BĐS sẽ đón nhận những tín hiệu vui từ chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công của Chính phủ.Hiện nay, chúng ta còn 120.000 tỷ đồng/180.000 tỷ đồng trong kế hoạch phải chi. Số tiền này khi bơm ra thị trường (chủ yếu đầu tư vào hạ tầng) sẽ tạo nhiều hiệu ứng tốt. Cụ thể là kích ngành vật liệu xây dựng (đang tồn kho 3 triệu tấn xi măng, gạch tồn kho 2 tháng, thép 220.000 tấn...), DN sẽ đi vay tiền làm công trình (kích tăng trưởng tín dụng).Ngoài ra, trong kế hoạch giải ngân vốn năm nay vẫn còn 38.000 tỷ đồng huy động từ trái phiếu Chính phủ, vốn tạm ứng của năm 2013, cùng 17.000 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác... Như vậy, từ đây đến cuối năm, lượng tiền sẽ cho ra thị trường là 500.000 tỷ đồng (cộng thêm từ nguồn tăng trưởng tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng), không ít thì nhiều cũng kích thích các thị trường phát triển.
(11/06/2012) - Bất động sản: Giảm giá nữa cũng có nghĩa là tự sát
Bất động sản: Giảm giá nữa cũng có nghĩa là tự sát Tại hội thảo về chủ đề khơi thông thị trường bất động sản được tổ chức mới đây tại TP.HCM, nhiều doanh nghiệp cho biết, giảm giá để bán hàng là lối thoát khả thi nhất trong tình hình hiện nay.Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, khó có thể giảm giá thêm nữa khi giá đã chạm đáy, giảm giá nữa cũng có nghĩa là tự sát.Trong khi đó, thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, cho rằng doanh nghiệp nên tự cứu mình. “Cuộc khủng hoảng của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay do phát triển không có kế hoạch, thiếu kiểm soát dẫn đến mất cân đối nguồn lực tài chính, không sử dụng vốn đúng mục đích, thiếu nghiên cứu thị trường. Do vậy, bây giờ doanh nghiệp phải nỗ lực tự cứu mình bằng cách cơ cấu lại sản phẩm, xây dựng lại chiến lược giá thành phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân”, ông Nam nói.Ông Lê Hùng (tổng giám đốc công ty cổ phần xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh Gia Lai):Giảm giá là lối thoát tốt nhấtDoanh nghiệp không thể ngồi chờ vào những chính sách của Nhà nước. Việc xác định lại định hướng kinh doanh, cơ chế kinh doanh, giảm giá bán sản phẩm để có thể thu hồi vốn, giảm bớt áp lực từ tiền vay ngân hàng là giải pháp khả thi nhất của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng giảm giá bán sản phẩm được mà chỉ nhà đầu tư nào có thực lực, chuyên nghiệp thì mới có thể đưa giá bán thấp hơn. Trước đây khi thị trường sôi động thì nhà nhà, người người mua đất làm dự án, vì không có chuyên môn, không có trình độ nên tất tật phải thuê, khâu nào cũng thuê, dẫn đến giá nhà đất bị đẩy lên cao. Theo tôi, thị trường khó khăn như thế này cũng là cơ hội tốt để sàng lọc những nhà đầu tư có năng lực thực sự.Ông Trần Kim Chung (chủ tịch tập đoàn C.T Group):Giá bị đẩy cao nên phải giảmNếu dự án nào trước đây được bán ra đúng với giá trị thật hoặc chênh lệch một chút để kiếm lời thì bây giờ dù thị trường khó khăn, không bán được sản phẩm, dù lãi suất ngân hàng đè nặng, doanh nghiệp cũng khó có thể bán giá thấp so với tổng giá trị đầu tư. Vấn đề đặt ra là, nhiều dự án được tuyên bố giảm giá nhiều phần trăm nhưng giảm là giảm thế nào? Sẽ chẳng có doanh nghiệp nào dám bán khi sản phẩm đó lỗ nặng. Hầu hết các dự án giảm giá hiện tại là do trước đó giá đã bị đẩy lên cao. Ví như khoảng cách giữa quận 1 và quận 3 không bao nhiêu, chất lượng tương đương nhau nhưng có dự án ở quận 3 chỉ bán khoảng 90 triệu đồng/m2 trong khi cách đó “vài bước chân”, nhiều dự án đã bán giá gấp đôi.Ông Đoàn Chí Thành (giám đốc công ty địa ốc Hoàng Anh Sài Gòn):Ôm sẽ chết nhưng bán không ai muaHiện nay nhiều doanh nghiệp xoay xở đủ cách, dùng mọi phương thức bán hàng miễn là có tiền để trả lãi suất, để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Phương thức giảm giá bán căn hộ đến mức thấp nhất, có lời chút ít, hoà vốn, thậm chí lỗ trong phạm vi chịu đựng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tuy nhiên, với tâm lý e dè và cắt giảm chi tiêu của khách hàng hiện nay thì dù có giảm giá đến mức không thể giảm được nữa, doanh nghiệp vẫn khó bán hàng. Bản thân tôi đang phân phối nhiều dự án chỉ có giá từ 12 – 13 triệu đồng/m2, với giá này, ở những vị trí như Tân Bình, Tân Phú, cộng với việc căn hộ này đang chuẩn bị bàn giao nhà, tức là doanh nghiệp phải tính kinh phí đầu tư từ nhiều năm trước… thì giá cũng gần như đã chạm đáy nhưng không phải dễ bán.
(11/06/2012) - Vành đai 5 Hà Nội sẽ "xuyên" qua thủ phủ nhiều tỉnh
Tin từ Bộ Giao thông - Vận tải, vành đai 4 của Hà Nội sẽ đi qua Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc. Vành đai 5 cũng đi qua các tỉnh này và thêm Hòa Bình, Hà Nam.
(02/08/2011)
Các tin đã đưa: